Tin Mới
Tuesday, 15/10/2024 |

04 bệnh về thanh quản - dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Phòng khám Endoli

5.0/5 (2 votes)

Thanh quản là một cơ quan nằm phía dưới cổ trước, nối giữa khí quản và yết hầu. Các bệnh về thanh quản thường gặp là viên thanh quản, khàn tiếng co thắt, poly thanh quản, liệt dây thanh âm hoặc thậm chí là ung thư thanh quản. Đây là bộ phận cực kỳ nhạy cảm nên cần được chăm sóc, kiểm tra thường xuyên để không ảnh hưởng đến các vấn đề về giọng nói, hơi thở và các bệnh liên quan. 


Ở bài viết này, phòng khám Endoli chia sẻ đến bạn về các bệnh thanh quản với những triệu chứng, nguyên nhân chi tiết. Bạn cần tham khảo và tìm hiểu để giúp bản thân và gia đình phòng chống bệnh tật, có một sức khỏe tốt nhé.

1. Vị trí thanh quản

Thanh quản là một bộ phận quan trọng không chỉ đóng vai trò là hô hấp, mà còn là  định hình giọng điệu, phát âm của chúng ta khi nói chuyện. Thanh quản là bộ phận cực kỳ nhạy cảm, nếu gặp vấn đề gì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cá nhân đó nên hết sức lưu ý và cẩn thận gìn giữ nhé.


1.1 Thanh quản là gì?

Thanh quản là một đường ống dẫn từ họng xuống phía trước cổ, nằm giữa khí quản và yết hầu.Thanh quản là một bộ phận quan trọng của hệ thống hô hấp, chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn khí và thức ăn đi vào đúng hướng, hô hấp và phát âm của mỗi người.

Thanh quản có khả năng di động ngay dưới da vùng cổ khi có các động tác nuốt, hoặc cúi xuống, ngẩn lên. Thanh quản phát triển và thay đổi khi con người trưởng thành, minh chứng rõ nét nhất là giọng nói thay đổi, đặc biệt là khi dậy thì rất hay gặp hiện tượng vỡ và thay đổi giọng.

1.2 Vị trí thanh quản nằm ở đâu?

Thanh quản là một đường ống dẫn của hệ hô hấp nằm ngay bên dưới nơi đường hầu họng tách ra thành khí quản và thực quản, nối yết hầu với khí quản nằm ở phần trước của cổ. Nói chính xác hơn, thanh quản nằm phía sau mũi và miệng, trước cột sống cổ, cụ thể là nằm ở đốt sống C2-C6 ở người lớn và bắt đầu ở vị trí C2-C3 ở trẻ em.

Thanh quản có chứa dây thanh âm và đóng vai trò như sự mở ra cho đường dẫn khí, thức ăn vào cơ thể, giống như một con đường: bắt đầu từ miệng và mũi, sau đó đưa xuống dạ dày và phổ một cách chính xác.

1.3 Thanh quản gồm những bộ phận nào?

Thanh quản gồm các sụn là phần lớn, được gắn với nhau và các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc các thành phần mô sợi và đàn hồi. Nên cấu tạo thanh quản gồm có: các sụn được nối lại với nhau bằng các khớp, dây chằng, các cơ và các màng.

Thanh quản có cấu tạo giống hình tháp, có 3 mặt, dài khoảng 44mm ở nam và 36mm ở nữ. Đường kính ngang 41-43mm, đường kính trước sau là 26-36mm.

2. Các bệnh liên quan về thanh quản

Chức năng quan trọng của thanh quản là: hô hấp, tạo âm thanh và là đường dẫn thức ăn. Đây là cơ quan cực kỳ quan trọng và nhạu cảm vì tiếp xúc với nhiều bộ phận khác của cơ thể nên hết sức chú ý để đảm bảo một sức khỏe tốt. Sau đây là các dấu hiệu và nguyên nhân thường gặp các bệnh về thanh quản nên lưu ý:

2.1 Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị viêm, nhiễm khuẩn khiến âm thanh đi qua cổ họng bị biến dạng như là giọng khàn, ho đàn, giọng nói bị thay đổi, thậm chí là bị mất giọng.


Viêm thanh quản có 2 tình trạng là viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản cấp tính thường diễn ra trong thời gian ngắn, tầm 3 tuần và điều trị hết. Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng kéo dài của bệnh, điều trị không hết và thường xuyên lặp đi lặp lại, có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

a) Nguyên nhân viêm thanh quản

Nguyên nhân bệnh viên thanh quản thường là:

  • Thường do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra, như cúm, viêm họng, hoặc vi khuẩn Streptococcus.
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp, trào ngược dạ dày, viêm mũi, viêm xoang dẫn đến viêm thanh quản
  • Lạm dụng giọng quá nhiều hoặc đặc thù công việc sử dụng giọng nói một cách quá sức như là nói to, hát to, nói nhiều, kéo dài liên tục
  • Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc ở gần những người hút thuốc lá

b) Các triệu chứng viêm thanh quản

  • Các triệu chứng thường gặp về bệnh viêm thanh quản thường không rõ ràng, nhưng nếu lưu ý cẩn thận thì một vài dấu hiệu bất thường của cơ thể sẽ rất có thể là triệu chứng bệnh viêm thanh quản mà bạn cần lưu ý:
  • Giọng khàn, khéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, thi thoảng có tình trạng mất giọng hẳn.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở, cần phải nghiêng người về phía trước hoặc khi thở phát ra âm thanh khò khè, khó chịu
  • Giọng nói khó chịu, cảm giác như bị bóp nghẹt, hụt hơi, yếu giọng không ra tiếng
  • ...

c) Cách điều trị bệnh viêm thanh quản

Tùy thuộc vào từng tình trạng và nguyên nhân của bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường tình trạng viêm thanh quản sẽ hết nhanh, đặc biệt chỉ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

  • Uống nước ấm, nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng
  • Súc miệng kỹ, đặc biệt là dung dịch sát khuẩn
  • Tránh trình trạng trong môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá
  • Giảm tình trạng nói nhiều, liên tục để giữ cho cổ họng khỏe lạnh
  • Trường hợp nặng, nên tuân thủ điều trị của bác sĩ, có thể uống thuốc kháng sinh, hoặc trường hợp là các bệnh lý khác là nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản thì sẽ điều trị những bệnh đó khỏi hẳn.

2.2 Ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính từ biểu mô thanh quản, có thể xâm lấn đến các mô xung quanh và di căn theo đường bạch huyết và máu, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác. Ung thư thanh quản là loại bệnh ung thư tại các biểu mô của thanh quản. Đây là bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam, chiếm tỉ lệ 20%.

a) Nguyên nhân ung thư thanh quản

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư thanh quản. Các bác sĩ chuyên khoa chỉ xác định một số yếu tố có nguy cơ dẫn đến  tình trạng ung thư thanh quản cần phải lưu ý như sau:

  • Hút thuốc là một trong những nguy cơ cực cao dẫn đến tình trạng ung thư thanh quản. Đó là lý do vì sao nam giới có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao hơn nữ giới gấp 4 lần.
  • Những người uống rượu bia cũng có khả năng mắc bệnh cao, đặc biệt với những người vừa uống rượu bia, vừa hút thuốc.
  • Người có tiền sử các bệnh ung thư vùng mặt, cổ sẽ có nguy cơ cao trong việc mắc ung thư thanh quản.
  • Với những đặc thù nghề nghiệp phải sử dụng giọng nói nhiều, tần suất liên tục và kéo dài hoặc tiếp xúc với những hóa chất độc hại như là acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản.

b) Các triệu chứng bệnh ung thư thanh quản

  • Khàn tiếng, tình trạng kéo dài và tăng dần, sử dụng thuốc vẫn không hết.
  • Ho khan và xuất hiện đờm, nhầy, lẫn máu
  • Khó chịu ở họng, cảm giác mắc dị vật, khó nuốt, ăn uống dễ bị đau, nghẹn...
  • Khó thở, lấy hơi cũng khó khăn
  • Xuất hiện tình trạng sút cân không rõ nguyên nhân là biểu hiện thường gặp ở tình trạng nghiêm trọng của các bệnh lý, cần phải kiểm tra sức khỏe ngay.

c) Điều trị bệnh ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản được chia làm 5 giai đoạn, tùy vào từng tình trạng bệnh lý, thể chất và sức khỏe từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư thanh quản có thể kể đến là:

  • Xạ trị ung thư thanh quản
  • Xạ trị kết hợp hóa chất
  • Phẫu thuật dây thanh quản
  • Hóa trị ung thư thanh quản

2.3 Khàn tiếng co thắt

Khàn tiếng co thắc là một trong những bệnh lý thanh quản thường gặp. Đây là tình trạng co thắt cơ thanh quản liên tục khiến chúng ta phải cố gắn để phát ra tiếng hoặc gây ra tiếng nói bất thường như: khó phát âm, khàn tiếng, khàn giọng và biến đổi giọng nói, khó phát âm...

Tình trạng khàn tiếng có thể tự hết trong vài ngày nhưng nếu kéo dài vài tuần mà không rõ nguyên nhân thì nên kiểm tra dây thanh quản để đảm bảo an tâm nhé. Có 3 dạng co thắt dây thanh quản là: rối loạn co thắt cơ khép, rối loạn co thắt cơ mở, khàn tiếng co thắt hỗn hợp.

a) Nguyên nhân khàn tiếng co thắt

  • Sử dụng giọng quá nhiều, quá to và liên tục, cố gắn hơn âm vực bình thường có thể nói
  • Uống rượu bia nhiều, người lớn tuổi
  • Chứng khó thở, rối loạn giọng do căng cơ xung quanh thanh quản
  • Cảm lạnh, viêm họng hoặc nhiễm trùng xoang sẽ dễ gây nên tình trạng khan giọng. Nhưng khỏi bệnh sẽ biến mất.
  • Viêm thanh quản, trào ngược dạ dày hoặc các tình trạng bệnh u nang, poly thanh quản, liệt thanh quản cũng dẫn đến tình trạng khàn tiếng

b) Triệu chứng khàn tiếng co thắt

  • Giọng nói bị khàn, khó khăn khi nói, hoặc thậm chí mất giọng
  • Giảm âm lượng và chất lượng giọng nói, tiếng nói không rõ ràng
  • Cảm giác cổ họng bị kích thích hoặc có vật lạ trong cổ họng, cực kỳ khó nói, đau, khó chịu
  • Miệng đắng ngắt, cổ họng có thể bị sưng, đau, khó ăn uống, khó nuốt, lấy hơi khó khăn

c) Điều trị khàn tiếng co thắt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng, nhiều nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài, không liên quan đến bệnh lý thường thì tình trạng khàn giọng sẽ biến mất, chỉ cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng, uống nước ấm, ăn đồ mềm, lỏng.

Nếu tình trạng khàn tiêng khéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện kiểm tra, xác định nguyên nhân và tình trạng để có biện pháp điều trị kịp thời, khỏe mạnh.

2.4 Liệt dây thanh âm

Liệt dây thanh âm hay còn gọi là liệt dây thanh quản. Đây là tình trạng 2 dây thần kinh thanh quản bị tổn thương nghiệm trọng, không thực hiện được chức năng của nó, dẫn đếnmất khả năng giao tiếp và nhiều vấn đề khác.

Liệt dây thanh quản thường chia thành 2 dạng: liệt dây thanh 1 bên và liệt dây thanh 2 bên. Trong đó, liệt dây thanh 2 bên là bệnh hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm, thường ảnh hưởng đến thần kinh và não bộ. Còn lại liệt dây thanh 1 bên thường gặp hơn.

a) Nguyên nhân liệt dây thanh quản

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng liệt dây thanh quản là: thần kinh và liệt cơ. Một số tình trạng dẫn đến liệt bệnh này là:

  • Chấn tượng cổ ngực
  • Đột quỵ
  • Chấn thương dây thanh quản
  • Xuất hiện các khối u chèn lên dây thần kinh, gây mất kiểm soát hoặc không thực hiện được chức năng
  • Các tình trạng nhiễm trùng cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh thanh quản
  • Những đối tượng thường mắc phải tình trạng liệt dây thanh quản thường là những người có sức khỏe thần kinh không tốt, từng phẫu thuật cổ họng, hoặc ngực...

b) Triệu chứng liệt dây thanh quản

  • Thay đổi giọng nói đột ngột, khàn đặc hoặc yếu ớt, không ra âm thanh, hụt hơi khi nói
  • Khó nuốt, bị nghẹn dù ăn với chất lỏng, mềm mỏng
  • Khó thở, lấy hơi thường xuyên khi nói, vận động.

c) Điều trị liệt dây thanh quản

Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân cùng với những kết quả lâm sàng mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị bệnh liệt dây thanh quản phù hợp nhất. Thông thường một số cách điều trị bệnh liệt dây thanh quản là:

  • Âm ngữ trị liệu với các bài tập phù hợp kích hoạt dây thanh quản, cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở, giọng nói
  • Phẫu thuật dây thanh quản

3. Phòng khám nội soi thanh quản Endoli

Phòng khám Endoli là đơn vị chuyên khoa nội soi thanh quản, dạ dày tiêu hóa, nội soi trực tràng, khám các bệnh tiêu hóa, tầm soát ung thư tiêu hóa với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên khoa nhiều năm làm việc trực tiếp tại bệnh viện Chợ Rẫy. 


Với kinh nghiệm hơn 10 năm xây dựng Endoli, chúng tôi trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân. Phòng khám Endoli có 3 chi nhánh tại tphcm, Tiền Giang và Sóc Trắng, quý khách hàng cần tư vấn, kiểm tra sức khỏe liên hệ trực tiếp tổng đài đặt lịch trước nhé: 0932.244.158.

Đặc biệt, Endoli đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y khoa hiện đại như: máy nội soi, máy chụp CT, máy chụp MRI... giúp hỗ trợ quá trình nội soi dạ dày được diễn ra an toàn, thuận lợi và chính xác. Giúp các bác sĩ có những chuẩn đoán chính xác, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Endoli không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ Chuyên gia Y Tế, bác sĩ Tiêu hóa giỏi tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi còn có quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, rõ ràng, chi phí hợp lý để giúp người bệnh an tâm, vững vàng điều trị, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.

Để có thể nội soi dạ dày hoặc các bệnh liên quan tiêu hóa, thanh quản, dạ dày bạn có thể đến trực tiếp phòng khám Endoli hoặc đặt lịch qua tổng đài 0932.244.158 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

3.1 Các dịch vụ phòng khám ENDOLI

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, tầm soát ung thư, cắt polyp, thắt trĩ, thắt tĩnh mạch thực quản, gắp dị vật....
  • Khám các bệnh tiêu hóa : ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, IBS, hội chứng ruột khích thích, viêm loét đại tràng....
  • Khám các bệnh hô hấp : Ho, khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản....
  • Khám các bệnh cơ xương khớp : thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp...
  • Khám các bệnh nhi - Bác Sỹ Trương Thị Hồng : Ho khò khè, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản

3.2 Cam kết dịch vụ

  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặt biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch trước: 0932.244.158. Endoli luôn luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

>> Xem thêm: bệnh hô hấp

PHÒNG KHÁM ENDOLI - NỘI SOI TIÊU HÓA

  • Địa chỉ 1: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP.HCM.
  • Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP.Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
  • Địa chỉ 3: 276/5 QL1A Tổ 12, ấp Long Bình, Xã Long An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
  • Email: tuvanbinhphuong@gmail.com 
  • Website: phongkhamendoli.com
  • SĐT: 0932244158 (Bs: Bình Phương)

 

Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Bệnh thanh quản" . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.