Tin Mới
Saturday, 07/09/2024 |

Bệnh trúng thực

5.0/5 (1 votes)

Trúng thực hay còn gọi là ngộ độc thực phẩm, thường xuất hiện với những dấu hiệu cấp tính như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, choáng váng,... Những biểu hiện này diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có thể khá nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm cho tính mạng. Để hiểu hơn về các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị trúng thực, mời bạn đọc cùng Phòng khám Endoli tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trúng thực là gì?

Tình trạng trúng thực hay còn gọi là ngộ độc thức ăn, ngộ độc thực phẩm, xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc chứa các loại độc tố nguy hiểm. Nguy cơ này thường xảy ra khi bạn ăn thức ăn đã ôi thiu hoặc xuất hiện các loại nấm mốc mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy được.

Các triệu chứng của hiện tượng ngộ độc thức ăn diễn ra rất nhanh chỉ sau vài phút, vài giờ khi cơ thể đã tiêu hóa hết số thực phẩm đã bị nhiễm độc. Nếu trúng thực ở tình trạng nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy không khỏe trong vài giờ hoặc 1 – 2 ngày với các biểu hiện chủ yếu ở đường tiêu hóa, mệt mỏi cơ thể và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra ở mức độ nặng và đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng, thì người bệnh cần phải nhập viện để được theo dõi chữa trị ngay lập tức. 

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trúng thực, gồm:

  • Sán lá gan: Một loại giun sán ký sinh trong các món ăn không được chế biến kỹ hoặc nấu chín, nhiều nhất là trong gỏi cá và các loại hải sản như nghêu, ốc,... 
  • Vi khuẩn Salmonella: Một loại vi khuẩn có thể gây bệnh thương hàn xuất hiện với triệu chứng đau nhức đầu, nôn ói, sốt, choáng váng đầu óc, tiêu chảy,... 
  • Vi khuẩn Clostridium botulinum: Vi khuẩn trú ngụ trong thịt cá ươn có khả năng phá hủy hành tủy và hệ thần kinh khiến người bệnh tử vong.
  • Độc tố từ tụ cầu Staphylococcus: Có nhiều trong các loại thịt gia cầm sống hoặc các loại sữa, gây ra tình trạng chóng mặt, tiêu chảy, tim đập nhanh,...  
  • Vi nấm Aflatoxin: Vi nấm sản sinh độc tố thường thấy trong hạt đậu nành, hạt hướng dương, đậu phộng hoặc các loại bột hữu cơ.  
  • Virus Norwalk và viêm gan A: Tìm thấy trong các món rau sống, thực phẩm qua đêm, các loại ốc, sò, nghêu,... sinh sống ở vùng nước ô nhiễm.
  • Thực phẩm còn tồn đọng chất bảo vệ thực vật.
  • Thực phẩm có các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen,... lẫn bên trong.
  • Thực phẩm trong quá trình chế biến sử dụng chất bảo quản hoặc chất phụ gia,... không được cho phép hoặc hết hạn sử dụng, hoặc vượt quá liều lượng quy định.

2. Các dấu hiệu bị trúng thực

Trúng thực sẽ xảy ra với các triệu chứng chỉ sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, mà cũng có thể khởi phát sau vài ngày khi hệ tiêu hóa đã tiêu thụ hết lượng thực phẩm bị ô nhiễm. Sau đây là các dấu hiệu mà người bệnh có thể nghĩ đến nguy cơ trúng thực:

  •  Cơ thể xuất hiện những dấu hiệu khác lạ sau khi ăn, uống thực phẩm nào đó. 
  • Biểu hiện này sẽ xuất hiện với những người cùng ăn chung loại thực phẩm đó, còn những người không ăn thì không có gì bất thường. 
  • Thức ăn vừa ăn có mùi vị lạ, có nấm mốc hoặc giun sán.
  • Khởi phát cơn đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, choáng váng, đau đầu, sốt cao, mạch đập nhanh, tay chân run rẩy, cơ thể mệt mỏi,...

Cũng tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm mà người bệnh sẽ còn có thể gặp phải các dấu hiệu như: 

  • Ngộ độc vi sinh vật: Nếu ngộ độc do ăn trúng thức ăn có chứa vi khuẩn, virus hoặc các loại độc tố nguy hiểm, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy đi kèm tình trạng mất nước và khát nước, khô môi, nhiễm trùng gây sốt, liên tục ra mồ hôi,... 
  • Ngộ độc thực phẩm tồn đọng hóa chất: Với nguyên nhân này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu tương đối phức tạp ở hệ tiêu hóa và cả các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim tăng, trụy mạch,...  
  • Ngộ độc thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên: Thực phẩm chứa độc tố tự nhiên thường là cá nóc, cóc, măng, sắn,.... không được sơ chế và chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây ra những dấu hiệu khác lạ, thậm chí là có thể gây tử vong như cá nóc.

Như vậy, trúng thực xuất hiện với mức độ và triệu chứng là khác nhau ở mỗi người và tùy theo từng nguyên nhân gây ra. Một số trường hợp trúng thực không quá nghiêm trọng sẽ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu này thì người bệnh cần phải đến trung tâm y tế ngay lập tức:

  • Nôn ói liên tục trong thời gian dài
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu
  •  Tiêu chảy liên tục kéo dài khoảng 2 – 3 ngày
  • Sốt cao và nhiệt độ đo tại miệng cao hơn 38,6oC
  • Khô miệng và khát nước
  • Mắt trũng, hoa mắt, chóng mặt, đầu óc choáng váng
  • Đi tiểu ít, thậm chí là không đi tiểu
  • Cơ thể mệt mỏi và yếu đi thấy rõ
  •  Mắt mờ, tầm nhìn không rõ
  •  Ngứa ran cánh tay
  •  Lạnh tay, chân
  •  Tim đập nhanh, thở nhanh hoặc thở dốc

3. Cách điều trị bị trúng thực

Cách điều trị khi bị trúng thực cũng sẽ rất khác nhau tùy theo từng trường hợp và mức độ. Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có dấu hiệu ngộ độc, bạn cần phải bình tĩnh và kịp thời áp dụng đúng các biện pháp sơ cứu để giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Có 3 phương pháp điều trị thường được áp dụng sau:

 

3.1. Gây nôn

Gây nôn là biện pháp hữu hiệu giúp cho người bệnh ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc có thể nôn hết lượng thức ăn đó ra khỏi dạ dày. Cách thực hiện là dùng ngón tay trỏ đã được rửa sạch sẽ ép vào góc lưỡi người bệnh, hoặc pha nước muối ấm cho người bệnh uống càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế cho chất độc đi vào cơ thể. 

Trong quá trình kích thích nôn ói cần lưu ý cho người bệnh nằm nghiêng về 1 bên, đầu được kê cao để chất độc không tràn vào phổi, tránh được nguy cơ ngạt thở hoặc tử vong. Nếu là trẻ nhỏ thì cần thực hiện nhẹ nhàng và khéo léo để không làm trầy xước và đau cổ họng.

Nếu được, hãy giữ lại mẫu thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí là thức ăn người bệnh vừa nôn ra để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra.

3.2. Bù nước

Người bị trúng thực rất hay nôn mửa và tiêu chảy dẫn tới mất nước, do vậy cần nhất là phải bù thật nhiều nước và nghỉ ngơi giữ sức. Để bổ sung được nhiều nước mà vẫn an toàn, bạn có thể dùng dung dịch oresol theo hướng dẫn hoặc các loại dung dịch khác được khuyến nghị. 

Lưu ý, nếu sử dụng dung dịch oresol hoặc các loại dung dịch, thức uống bù nước, bù khoáng thì phải đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng đúng liều lượng chỉ định, không pha quá ít hoặc quá nhiều nước, không đun sôi, không để qua 24 giờ,.... 

Ngoài ra, nếu có nhiều người cùng bị trúng thực thì dung dịch oresol cần được chia ra uống riêng để tránh cho người tình trạng nhẹ có thể bị lây và trở nên trầm trọng thêm.

3.3. Đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất 

Riêng với những trường hợp người bệnh có biểu hiện nghiêm trọng như suy hô hấp nặng, rối loạn ý thức, thiếu tỉnh táo, co giật,... dù đã được sơ cứu bằng cách gây nôn và bù nước mà vẫn không khả quan hơn thì cần được đưa đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất. Bởi rất có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo mức độ trúng thực nặng, ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó cần phải nhanh chóng được các bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác nguyên nhân gây ra và có hướng điều trị kịp thời.

4. Phòng ngừa tình trạng trúng thực

Có thể thấy trúng thực không phải là tình trạng hiếm gặp, thậm chí là xảy ra khá thường xuyên nhưng chỉ với mức độ nhẹ, không đáng lo ngại nên nhiều người còn chủ quan, xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn và kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

 

Vì thế mà để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên chọn mua thực phẩm tươi sống có có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách cũng như ăn chín, uống sôi và hạn chế ăn thức ăn tái, sống ở những nơi không uy tín. 

  • Cách chọn thực phẩm: Chọn thực phẩm tươi sống không bị biến chất, đổi màu hoặc hư hỏng, thực phẩm phải có hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, nếu khoai tây đã lên mầm, các loại nấm, cá nóc, hải sản lạ, thực phẩm đóng hộp không có xuất xứ,... thì tuyệt đối không nên sử dụng.  
  • Cách chế biến: Nguyên liệu nấu ăn cần được rửa sạch với nước muối, giấm, dung dịch rửa rau quả hoặc trụng qua nước sôi trước. Cả dụng cụ nhà bếp và 2 tay cũng cần được làm sạch trước khi sơ chế và nấu.
  • Cách bảo quản: Thực phẩm mua về nếu chưa dùng đến cần được rửa sạch và bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, không để bên ngoài quá lâu nhất là trong thời tiết nắng nóng vì có thể bị ôi thiu, sinh ra vi khuẩn. 
  • Ăn chín uống sôi: Luôn ăn chín uống sôi và hạn chế ăn những món ăn sống, tái, gỏi từ thịt, cá, hải sản,... Nấu và ăn uống ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh những nơi có nhiều bụi bẩn, ẩm mốc,...

5. Phòng khám nội soi dạ dày ENDOLI

Phòng khám ENDOLI Chuyên Khoa Nội Soi Tiêu Hóa, Khoa Thần Kinh và Khám Nhi với đội ngũ BS chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Quý khách có thể liên hệ: 0932244129 để được BS Phương tư vấn miễn phí. Hoặc liên hệ: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TPHCM.

Đến nay, trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, phòng khám ENDOLI đã trở thành thương hiệu quen thuộc và là địa chỉ y tế đáng tin cậy của hàng triệu bệnh nhân.

5.1. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại phòng khám ENDOLI

Nội soi tiêu hóa: Dạ dày, đại tràng, cắt polyp,... tầm soát ung thư

  • Khoa Nhi
  • Khoa Hô Hấp
  • Khoa Thần Kinh
  • Khoa Tai Mũi Họng

5.2. Giá trị cốt lõi

  • Phòng Khám ENDOLI đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
  • Lấy khách hàng làm trung tâm.
  • Đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn cao và tận tụy với người bệnh.
  • Tập thể nhân viên Thân thiện, Tôn trọng và Hết lòng vì người bệnh.
  • Chất lượng khám chữa bệnh tuân thủ theo Tiêu chuẩn Quốc Tế.
  • Trang thiết bị tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, chữa trị và chăm sóc sức khỏe của khách hàng.
  • Hướng tới chất lượng dịch vụ cao nhất và quy trình khám chữa bệnh tốt nhất.

5.3. Cam kết khách hàng

  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.

>> Các bạn xem thêm nuốt nghẹn là bệnh gì

PHÒNG KHÁM NỘI SOI ENDOLI

  • Địa chỉ 1: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP.HCM
  • Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP. Sóc Trăng
  • Địa chỉ 3:276/5 QL1A Tổ 12, ấp Long Bình, Xã Long An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang
  • Email: tuvanbinhphuong@gmail.com 
  • Website: www.phongkhamendoli.com/
  • SDT: 0932244158  Bs: Bình Phương
Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Bệnh trúng thực" . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.