Tin Mới
Sunday, 28/04/2024 |

Bệnh xuất huyết tiêu hóa

0/5 (0 votes)

Trong bài viết hôm nay, Phòng khám Endoli sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về một bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm – bệnh xuất huyết tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa là một vấn đề nghiêm trọng khi các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị chảy máu và cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn, đáng sợ hơn là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,... Bệnh cần được cấp cứu kịp thời để hạn chế những biến chứng sức khỏe cũng như đe dọa đến tính mạng. 

1. Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Bệnh xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, tá tràng, ruột già, ruột kết, trực tràng, hậu môn bị tổn thương. Nếu xuất huyết trong thực quản, dạ dày, tá tràng thì được gọi là xuất huyết tiêu hóa trên. Còn xuất huyết ở ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn thì gọi là xuất huyết tiêu hóa dưới.

 

Xuất huyết từ cơ quan bị tổn thương sẽ được phát hiện khi người bệnh nôn ói hoặc đi ngoài ra máu, phân đen. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng chảy máu mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Có những nguyên nhân gây xuất huyết cấp tính, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. 

Tuy nhiên, dù là với bất kỳ tình trạng nào, thì các chuyên gia y khoa đều cho rằng, đây cần được coi là một bệnh lý nghiêm trọng vì có thể liên quan đến nhiều vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn, đáng lo ngại nhất là căn bệnh ung thư tiêu hóa.

1.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết tiêu hóa

Do xuất huyết tiêu hóa chỉ xuất hiện theo đường nôn và đi phân ra ngoài, nếu là tình trạng máu chảy ít thì rất khó phát hiện và chỉ có thể xét nghiệm mới biết được. Vì vậy người bệnh có thể quan sát qua phân và chất nôn để xác định được cụ thể tình trạng sức khỏe của mình. Theo đó, các dấu hiệu bệnh xuất huyết tiêu hóa sẽ bao gồm:

  • Nôn ra máu hoặc có máu lẫn trong chất nôn
  • Chất nôn đặc sệt và có màu giống như bã cà phê
  • Phân đen hoặc sệt
  • Phân lẫn máu có màu đỏ tươi, đỏ bầm hoặc nâu đậm
  • Máu đỏ trong bồn cầu hoặc giấy vệ sinh sau khi đi ngoài
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, hụt hơi, sụt cân, tụt huyết áp, thở nhanh, lạnh tay chân, vã mồ hôi,… và thậm chí là ngất xỉu do mất nhiều máu. 

1.2. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa, trong đó xuất huyết tiêu hóa được chia thành 2 nhóm nguyên nhân theo 2 dạng xuất huyết đường tiêu hóa trên và dưới. Cụ thể như sau: 

1.2.1. Xuất huyết đường tiêu hóa trên (xảy ra ở thực quản, dạ dày hoặc tá tràng)

  • Loét dạ dày: Loét dạ dày do dư thừa lượng axit dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid. Đây là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: Giãn tĩnh mạch thực quản thường do bệnh xơ gan gây ra khiến tĩnh mạch thực quản bị tổn thương và xuất huyết. 
  • Hội chứng Mallory-Weiss: Là tình trạng rách ở niêm mạc thực quản do nôn mửa mức độ nặng hoặc cứ lặp đi lặp lại, thường xảy ra ở người uống rượu quá nhiều.
  • Viêm thực quản: Thực quản bị viêm do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
  • Các căn bệnh ung thư đường tiêu hóa: Ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư trực tràng,...
  • Chảy máu sau phẫu thuật: Sau các phẫu thuật cắt polyp, cắt cơ vòng,...
  • Viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng.
  • Nuốt phải dị vật.

1.2.1. Xuất huyết đường tiêu hóa dưới (xảy ra tại ruột non, đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn)

  • Viêm loét đại trực tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến đường tiêu hóa dưới chảy máu.
  • Bệnh trĩ: Búi trĩ thường xuất hiện trong trực tràng hoặc hậu môn khiến tĩnh mạch bị sưng phồng, vỡ và chảy máu. Bệnh trĩ cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
  • Nứt kẽ hậu môn: Vết rách hậu môn gây ra bởi tình trạng táo bón kéo dài hoặc phân cứng.
  • Túi thừa: Là một tình trạng vách của đại tràng lòi ra nơi mạch máu xuyên qua theo thời gian dài khiến mạch máu bị vỡ và chảy máu.
  • Chảy máu sau phẫu thuật: Sau các phẫu thuật cắt polyp, sau sinh thiết,...
  • Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng.
  • Polyp đại tràng.
  • Ung thư đại trực tràng.

2. Cách điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa

Cách điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa phải tuân theo nguyên tắc bảo vệ đường hô hấp, bù dịch, truyền máu nếu mất nhiều máu và dùng thuốc. Một số trường hợp có thể cần tiến hành can thiệp nội soi hoặc nút mạch. 

 

2.1. Bảo vệ đường hô hấp

Xuất huyết tiêu hóa được xem là vấn đề nghiêm trọng vì có thể gây tàn phế hoặc tử vong nếu người bệnh hít phải máu. Để tránh xảy ra nguy cơ này, những bệnh nhân mất ý thức, hôn mê, phản xạ nôn kém hoặc nội soi dạ dày sẽ được đặt nội khí quản để hỗ trợ chức năng thở, bảo vệ đường hô hấp.

2.2. Bù dịch và truyền máu

Những bệnh nhân bị tụt huyết áp hoặc chảy nhiều máu cần phải được bù dịch thông qua đường tĩnh mạch. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng một kim y tế lớn để cắm vào mạch máu tại khuỷu tay để truyền dịch. Với trường hợp mất máu nghiêm trọng sẽ được tiến hành truyền máu. Tuy nhiên, truyền máu cần được xem xét lại với những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, suy tim, người cao tuổi hoặc trẻ em vì có thể xảy ra biến chứng. 

2.3. Thuốc

Tùy theo tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên hay dưới mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng loại thuốc phù hợp. Chẳng hạn như với phần lớn trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh sẽ được dùng thuốc ức chế bơm proton đường tĩnh mạch, còn xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch vì xơ gan thì bệnh nhân được dùng thuốc co mạch tạng. 

2.4. Cầm máu

Hơn 80% người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa có thể tự cầm máu. Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 20% bệnh nhân cần được áp dụng các biện pháp điều trị đặc biệt. Việc điều trị này sẽ phụ thuộc vào vị trí chảy máu cũng như sức khỏe người bệnh, nhất là với người bệnh cao tuổi. Các phương pháp cầm máu được áp dụng gồm: 

  • Loét dạ dày gây chảy máu hoặc tái phát chảy máu: Điều trị nội soi cầm máu tại chỗ bằng các kỹ thuật như co mạch, nhiệt điện, kẹp clip, hoá chất gây tắc mạch,...
  • Giãn, vỡ tĩnh mạch: Thực hiện thủ thuật thắt vòng, tiêm xơ hoặc phẫu thuật nối thông 2 hệ tĩnh mạch cửa chủ (TIPS).
  • Túi thừa hoặc giãn mạch: Nội soi bằng kỹ thuật kẹp clip, đốt điện hoặc tiêm epinephrine pha loãng, cắt polyp (nếu có).
  • Phẫu thuật cắt một phần đại tràng: Tùy trường hợp áp dụng. 
  • Trĩ nội cấp hoặc mãn tính: Soi hậu môn để thắt dây cao su, tiêm xơ cầm máu.
  • Những trường hợp xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng và khó khăn hơn thì có thể thực hiện phẫu thuật cầm máu hoặc áp dụng phương pháp nút mạch.

3. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Sau theo dõi và điều trị tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh cần hết sức quan tâm đến quá trình phục hồi sức khỏe bằng các lưu ý sau:

  • Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe ở nơi thoải mái, có không gian yên tĩnh. 
  • Nằm nghỉ ngơi, ngủ ở tư thế nằm ngửa và luôn giữ thẳng lưng, chú ý không được kê gối trên đầu.
  • Dùng khăn ấm chườm nhẹ lên bụng để giảm bớt các cơn đau hậu phẫu hoặc các triệu chứng của bệnh. 
  • Khi vết thương dần ổn định thì nên đi lại nhẹ nhàng và chậm rãi để cơ thể được thư giãn. 
  • Tuyệt đối không được vận động mạnh, đi lại nhiều và thực hiện các hoạt động nặng, quá sức.
  • Luôn giữ cho đầu óc được thoải mái và tránh xa những áp lực khiến cho tinh thần stress và có suy nghĩ tiêu cực. Nên tìm đến các giải pháp giúp thư giãn đầu óc, thả lỏng cơ thể như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo, gặp gỡ và trò chuyện với người thân, bạn bè.
  • Chỉ ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, soup, canh hầm nhừ, sữa, trái cây mềm,.... 
  • Chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa chỉ ăn lượng ít và tránh để bụng quá đói hoặc quá no. 

3.1. Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, chế độ ăn uống giữ một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa cũng như giúp cơ thể sớm phục hồi sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh uống thuốc, người bệnh cũng nên thiết lập chế độ ăn uống đúng cách như sau:

  • Trong giai đoạn vừa bắt đầu điều trị, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu như cháo nấu nhuyễn và sữa nguội. 
  • Khi bệnh đã dẫn ổn định, có thể ăn cháo đặc, cơm nhão, phở, bún, miến,...
  • Ăn thức ăn đã luộc, hấp, hầm nhừ hoặc những thức ăn đã được xay nhuyễn để hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày không làm việc quá sức.
  • Ăn uống điều độ, không quá đói cũng không quá no.
  • Ăn thức ăn không quá nóng cũng không quá lạnh vì sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống tốt nhất là từ 40oC – 50oC.
  • Nên uống nhiều nước.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, mật ong, các loại khoai, củ non,....
  • Tránh những thực phẩm chua, cay hoặc các món ăn nhiều muối, muối chua.
  • Tránh uống bia rượu, cà phê, nước uống có gas, thuốc lá và những chất kích thích có hại khác.
  • Không ăn loại thức ăn có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày như xúc xích; dăm bông; các loại thịt dai có gân hoặc sụn; các loại rau thơm, rau sống; các loại nước sốt;... 

3.2. Các biện pháp giúp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa

Tuỳ vào từng nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa mà sẽ có những biện pháp phòng ngừa cụ thể. Nhưng các chuyên gia y khoa vẫn khuyến nghị mọi người nên tích cực áp dụng các biện pháp sau:

  • Ăn uống khoa học và điều độ, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả và chất xơ.
  • Hạn chế uống rượu bia, thức uống có cồn và tiêu thụ đồ ăn nhanh như gà rán hoặc thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông hoặc thịt đông lạnh. Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng, chua, mặn hoặc các thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày khác vì sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ nhu động ruột được hoạt động thuận lợi.
  • Ăn chín, uống sôi để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc ngộ độc.
  • Không để bụng quá đói mà cũng không ăn quá no, không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn. 
  • Duy trì thói quen chăm sóc hệ tiêu hóa nhằm nâng cao miễn dịch cho cơ thể bằng cách tẩy giun định kỳ, bổ sung men tiêu hóa, các loại vitamin,…
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ điều trị bệnh. 
  • Không hút thuốc lá hoặc các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
  • Điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa hiện có.

4. Phòng khám nội soi tiêu hóa Endoli

Phòng khám Endoli là đơn vị chuyên khoa bệnh tiêu hóa, hô hấp và cơ xương khớp với đội ngũ y bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trực tiếp tại bệnh viện Chợ Rẫy. Với kinh nghiệm hơn 10 năm xây dựng Endoli, chúng tôi trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân.

 

Đặc biệt, Endoli đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y khoa hiện đại như: Máy nội soi, máy chụp CT, máy chụp MRI,... hỗ trợ quá trình thăm khám được diễn ra an toàn, thuận lợi và chính xác. Giúp các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Endoli không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ Chuyên gia Y Tế, bác sĩ giỏi tại bệnh viện Chợ Rẫy, mà còn có quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, rõ ràng, chi phí hợp lý để giúp người bệnh an tâm, vững vàng điều trị, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.

Để có thể thăm khám các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp hoặc cơ xương khớp bạn có thể đến trực tiếp phòng khám Endoli hoặc đặt lịch qua tổng đài 0932.244.158 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

4.1 Các dịch vụ phòng khám ENDOLI

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, tầm soát ung thư, cắt polyp, thắt trĩ, thắt tĩnh mạch thực quản, gắp dị vật,....
  • Khám các bệnh tiêu hóa: Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, IBS, hội chứng ruột khích thích, viêm loét đại tràng,....
  • Khám các bệnh hô hấp: Ho, khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản,....
  • Khám các bệnh cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp,...
  • Khám các bệnh nhi – Bs Trương Thị Hồng: Ho khò khè, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản,…

4.2 Cam kết dịch vụ

  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch: 0932.244.158. Phòng khám Endoli luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe.

>> Xem thêm: Bệnh ung thư tuyến tụy

PHÒNG KHÁM ENDOLI – NỘI SOI TIÊU HÓA

  • Địa chỉ 1: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP.HCM
  • Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP.Sóc Trăng
  • Địa chỉ 3: 276/5 QL1A Tổ 12, ấp Long Bình, Xã Long An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang
  • Email: tuvanbinhphuong@gmail.com 
  • Website: phongkhamendoli.com
  • SĐT: 0932244158 (Bs: Bình Phương)
Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Bệnh xuất huyết tiêu hóa" . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.