Tin Mới
Wednesday, 11/12/2024 |

Các nguyên nhân đau dạ dày - Phòng khám nội soi Endoli

5.0/5 (1 votes)
- 3

Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa và có thể xuất hiện ở vùng thượng vị, vùng giữa bụng hoặc phía trên bên trái bụng. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày dẫn tới những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Hãy cùng phòng khám Endoli tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này để phòng chống hiệu quả, đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe bạn nhé!

1. Đau dạ dày là đau ở đâu?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày hoặc bao tử bị tổn thương do nhiều nguyên nhân. Hoặc cũng có thể không xảy ra tổn thương mà chỉ là sự rối loạn vận động và tăng tiết axit dạ dày. Những tổn thương trong dạ dày thường thể hiện ở dạng viêm loét gây ra những cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc căng tức vùng thượng vị. 

Đây là vấn đề ở đường tiêu hóa thường hay gặp phải ở mọi người và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu những cơn đau trở nên dữ dội và kéo dài, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thì có thể xem đó là những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.

Nhiều người thường thắc mắc rằng đau dạ dày là đau ở đâu? Đau dạ dày sẽ có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau tại vùng bụng theo từng trường hợp, bao gồm:

1.1. Vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vùng nằm trên rốn và phía dưới xương ức. Đau dạ dày thường bắt đầu từ vùng này rồi lan dần ra sau lưng và ngực khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và cảm thấy tức ngực. Đi kèm với cơn đau là hiện tượng ợ nóng, ợ chua, nóng rát bụng trên, đầy bụng,.... Đau vùng thượng vị có thể do đau dạ dày hoặc do bệnh viêm tụy, sỏi mật,...

1.2. Vùng giữa bụng

Nếu đau dạ dày ở giữa bụng sẽ là những cơn đau quanh rốn và ít khi lan rộng ra bên trái hoặc bên phải bụng. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và đau ở bụng do những cơn đau quặn thắt âm ỉ hoặc kéo dài. Nhưng xác định vị trí đau giữa bụng là không dễ dàng và cũng có thể bị nhầm lẫn sang các bệnh khác như bệnh viêm tụy, viêm hang vị dạ dày, sỏi thận,...

1.3. Phía trên bên trái bụng

Hay gặp nhất của những cơn đau dạ dày là xảy ra trước ở vùng thượng vị, sau đó từ từ lan dần sang hai bên bụng và sau lưng. Nhiều nhất là đau phía trên bên trái vùng bụng. Hoặc cũng có khi chỉ đau một hoặc hai bên cạnh sườn kèm theo cảm giác đói, xót ruột, nóng bụng. Triệu chứng đau này sẽ thuyên giảm sau khi ăn no, nhưng lại xuất hiện cảm giác đầy bụng, ợ chua, ợ hơi và buồn nôn.

1.4. Dấu hiệu đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xảy ra ở khác vị trí và diễn biến khác nhau trong từng trường hợp. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đau dạ dày thường sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Đau thượng vị: Cơn đau ở dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng thượng vị diễn ra trong nhiều ngày và đau nhiều vào buổi tối.
  • Buồn nôn, nôn ói: Niêm mạc dạ dày tổn thương sẽ gây rối loạn tiêu hóa khiến cho thức ăn tiêu hóa không kịp dẫn tới các hiện tượng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, buồn nôn, nôn ói,...
  • Nôn ra máu: Bệnh nhân có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen và mùi hôi. Trường hợp này là dấu hiệu cho thấy bệnh đã rất nguy hiểm, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được điều trị ngay.
  • Chán ăn, mệt mỏi, tức ngực và khó thở: Đau dạ dày tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, vòm họng và phổi nên dễ gây viêm, sưng đường thở khiến người bệnh đau họng, khó nuốt, chán ăn, mệt mỏi, tức ngực và cảm thấy khó thở.
  • Sút cân đột ngột: Khi tình trạng đầy bụng, khó tiêu mệt mỏi và chán ăn kéo dài sẽ làm cho bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn nên rất dễ bị sút cân đột ngột.

2. Các nguyên nhân đau dạ dày

Các nguyên nhân đau dạ dày có rất nhiều và gây ra những ảnh hưởng theo mức độ khác nhau đối với người bệnh. Hãy cùng, Phòng khám Endoli tìm hiểu một số nguyên nhân được xem là phổ biến nhất, cụ thể là:

  • Loét dạ dày tá tràng: Căn bệnh gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn H.p (Helicobacter Pylori) hoặc dùng thuốc giảm đau chống viêm, các nguyên nhân hiếm gặp khác như bệnh Crohn, hội chứng Zollinger- Ellison,…;
  • Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Tình trạng dạ dày viêm cấp sau khi người bệnh uống nhiều rượu bia và thức uống có cồn, hoặc gia vị cay nóng, hoặc dùng thuốc giảm đau chống viêm non-steroid, aspirin;
  • Khối u ác tính ở thực quản dạ dày: Một dạng ung thư vùng tâm vị thực quản xảy ra ở người nghiện thuốc lá, rượu bia hoặc ung thư dạ dày xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi; 
  • Chứng khó tiêu: Những triệu chứng đau tức hoặc nóng rát vùng thượng vị do ăn nhanh, ăn quá no cần được kiểm tra xem niêm mạc dạ dày người bệnh có bình thường, có viêm teo hay đã tiến triển thành viêm loét dạ dày;
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn không đúng giờ, không điều độ, ăn quá khuya; ăn quá nhanh hoặc ăn quá no; ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng, chua; vừa ăn vừa đọc sách, xem tivi, điện thoại; ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn….;
  • Stress và lo lắng, căng thẳng kéo dài: Tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột và hoạt động của dạ dày;
  • Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của một vài nhóm thuốc không kê đơn, thuốc kháng sinh, thuốc Cholesterol, thuốc giảm đau Opioid, thực phẩm chức năng bổ sung sắt, thuốc điều trị ung thư,....;
  • Dị ứng, không dung nạp thực phẩm: Dị ứng và không dung nạp thực phẩm như sữa, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, động vật có vỏ (ốc, nghêu, sò,…), cá, trứng,....;
  • Các nguyên nhân khác có thể bị nhầm lẫn với đau dạ dày: Ngộ độc thức ăn, viêm tụy cấp, bán hoặc tắc ruột, sỏi mật, sỏi thận, u tụy hoặc u đường mật,.....

3. Đau dạ dày uống thuốc gì?

Tùy theo thể trạng, sức khỏe người bệnh và nguyên nhân gây đau dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, mang tới hiệu quả điều trị cao nhất. Thông thường các trường hợp đau dạ dày sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPIs) làm giảm tiết axit để lành ổ loét như Omeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole;
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 như nizatidine (Axid), famotidine (Pepcid, Pepcid AC), cimetidine (Tagamet, Tagamet HB), ranitidine (Zantac);
  • Dùng kháng sinh phối hợp với PPI để điều trị chủ yếu cho trường hợp loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.p hoặc do thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid, Aspirin;
  • Các loại thuốc giảm đau dạ dày như Sucralfate, Bismuth, Misoprostol,...

3.1. Lưu ý khi sử dụng thuốc đau dạ dày

  • Uống thuốc khi bụng đói sẽ tạo ra hiệu quả trung hòa ngắn (15 – 20 phút), còn khi dùng khoảng 1 giờ sau bữa ăn sẽ mang đến tác động kéo dài hơn (3 – 4 giờ).
  • Nếu uống thuốc viên thì người bệnh nên nhai kỹ để giảm đau nhanh hơn.
  • Nếu uống thuốc dạng hỗn dịch thì cần lắc đều thuốc trước khi uống. Trong khi sử dụng thuốc dạng dung dịch, người bệnh không đồng thời dùng với các loại nước ngọt hoặc đồ uống khác, chỉ có thể pha thuốc với nước lọc cho dễ uống.
  • Nếu muốn uống kết hợp nhiều loại thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, thời gian uống để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không sử dụng rượu bia, thức uống có cồn trong quá trình điều trị vì sẽ khiến dạ dày bị kích ứng khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

3.2. Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà

Trong dân gian cũng có nhiều phương thuốc điều trị đau dạ dày được cho là mang tới hiệu quả trong thời gian ngắn. Do đó người bệnh cũng có thể áp dụng các cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà được chia sẻ dưới đây. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng các phương thuốc này đã được tham khảo qua ý kiến bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng, đúng cách.

  • Nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong kết hợp có khả năng ức chế vi khuẩn H.p, giảm tiết dịch vị và tăng tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể uống mật ong với nghệ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng cách pha nước hoặc dạng viên uống.
  • Đậu rồng: Hạt đậu rồng có chứa men tiêu hóa, hàm lượng chất xơ cao cùng các thành phần protit, gluxit và lipid cũng được dùng để điều trị bệnh dạ dày rất tốt. Người bệnh có thể nhai hạt đậu rồng già hoặc pha bột đậu rồng với nước uống mỗi ngày trước khi ăn sáng. 
  • Nha đam: Trong nha đam có chứa glycoprotein là một thành phần kháng viêm tự nhiên rất tốt nên sẽ giúp giảm bớt vết loét và chữa lành những tổn thương tại dạ dày. Nha đam chứa nhiều acid amin, vitamin B, C và E cũng có khả năng thanh nhiệt, giải độc nên sẽ làm giảm tình trạng đau rát vùng thượng vị. Bệnh nhân dùng nha đam trị bệnh bằng cách ép nước uống hoặc chưng với đường phèn, pha với mật ong dùng 3 – 4 lần mỗi ngày. 
  • Gừng: Gừng cũng có tác dụng kháng viêm, kích thích tiêu hóa và làm giảm lượng acid dư thừa, tăng cường cung cấp máu để tái tạo những tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Vì thế người bệnh cũng có thể dùng gừng pha mật ong uống sau mỗi bữa ăn sáng khoảng 30 phút.

4. Phòng khám nội soi Endoli

Phòng khám Endoli là đơn vị chuyên khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa, nội soi dạ dày, hô hấp, cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp, tai mũi họng và các bệnh lý về thần kinh. Với kinh nghiệm hơn 10 năm xây dựng Endoli cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trực tiếp tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân.

Đặc biệt, Endoli đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y khoa hiện đại như: Máy nội soi, máy chụp CT, máy chụp MRI,... hỗ trợ quá trình thăm khám được diễn ra an toàn, thuận lợi và chính xác. Giúp các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Endoli không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ Chuyên gia Y Tế, bác sĩ giỏi tại bệnh viện Chợ Rẫy, mà còn có quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, rõ ràng, chi phí hợp lý để giúp người bệnh an tâm, vững vàng điều trị, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.

Để thăm khám các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, hô hấp, tai mũi họng, cơ xương khớp hoặc bệnh lý thần kinh. Bạn có thể đến trực tiếp phòng khám Endoli hoặc đặt lịch qua tổng đài 0932.244.158 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

4.1. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại phòng khám ENDOLI

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, tầm soát ung thư, cắt polyp, thắt trĩ, thắt tĩnh mạch thực quản, gắp dị vật,....
  • Khám các bệnh tiêu hóa: Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, IBS, hội chứng ruột khích thích, viêm loét đại tràng,....
  • Khám các bệnh hô hấp: Ho, khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản,....
  • Khám các bệnh cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp,...
  • Khám các bệnh nhi – Bs Trương Thị Hồng: Ho khò khè, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản,…
  • Khám các bệnh liên quan đến thần kinh: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh.

4.2. Cam kết dịch vụ

  • Người bệnh và thân nhân có thể hoàn toàn yên tâm bởi Endoli luôn cam kết:
  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch: 0932.244.158. Phòng khám Endoli luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe.

>> Các bạn xem thêm nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không

PHÒNG KHÁM ENDOLI – NỘI SOI TIÊU HÓA

  • Địa chỉ 1: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP.HCM
  • Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP.Sóc Trăng
  • Địa chỉ 3: 276/5 QL1A Tổ 12, ấp Long Bình, Xã Long An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang
  • Email: tuvanbinhphuong@gmail.com 
  • Website: phongkhamendoli.com
  • SĐT: 0932244158 (Bs: Bình Phương)
Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Nguyên nhân đau dạ dày" . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN