Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn uống được bình thường? Endoli
Sau khi mổ ruột thừa vấn đề ăn uống luôn được quan tâm, vậy mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn uống được bình thường? Là thắc mắc Phòng khám Endoli thường nhận được từ đông đảo bệnh nhân. Bởi chúng ta đều biết thực phẩm là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau bệnh hoặc những cuộc tiểu phẫu, phẫu thuật.
Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách, nguồn dinh dưỡng này có thể khiến cho bệnh tái phát và trở nên trầm trọng hơn. Nhất là khi ruột thừa thuộc hệ tiêu hóa, ăn uống không cẩn thận sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến vết mổ, làm cho vết mổ lâu lành và gây rối loạn hệ tiêu hóa.
1. Mổ ruột thừa ăn gì?
Mổ ruột thừa là một dạng phẫu thuật lành tính, được thực hiện với thủ thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị sưng, viêm càng sớm càng tốt. Vì nếu viêm ruột thừa kéo dài, tính mạng sẽ có thể gặp nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện với những cơn đau bụng dưới phía bên phải cơ thể.
Mổ ruột thừa được tiến hành theo 2 phương pháp là mổ nội soi và mổ hở. Phương pháp mổ nội soi được áp dụng cho hầu hết trường hợp bệnh viêm, sưng ruột thừa thông thường, đặc biệt là với những bệnh nhân lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp.
Tìm hiểu sau mổ ruột thừa nên ăn gì hoặc kiêng ăn gì là việc làm rất cần thiết. Vì ruột thừa là một bộ phận trực thuộc hệ tiêu hóa, nếu ăn uống không đúng cách và không kiêng cữ sẽ có thể ảnh hưởng tới vết mổ khiến vết mổ bị sưng viêm, có mủ và lâu lành hơn, đồng thời còn gây ra tình trạng khó tiêu hoặc rối loạn hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia y khoa khuyên người bệnh sau mổ ruột thừa nên ăn thức ăn dạng lỏng và dễ tiêu, tránh những món khó tiêu, món cứng và đặc. Vì nhóm thực phẩm này vừa khó nhai nuốt vừa tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tác động tiêu cực lên vết mổ.
1.1. Mổ ruột thừa nên ăn thực phẩm gì?
- Thức ăn mềm: Những món ăn mềm như cháo loãng, soup, canh nấu nhừ, cơm nhão,... sẽ rất tốt cho người vừa mổ ruột thừa vì dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên đường ruột.
- Thức ăn dễ tiêu: Những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch hoặc uống nước cháo và ăn thức ăn. Ưu tiên trong thời gian này là nhóm thực phẩm dễ tiêu và dễ hấp thụ như bơ, chuối, sữa chua, khoai tây nghiền, khoai lang,...
- Thức ăn giàu chất xơ: Sau phẫu thuật, để không ảnh hưởng vết mổ, dễ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ táo bón và biến chứng hậu phẫu, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, trái cây,...
- Thức ăn giàu đạm: Thức ăn giàu đạm sẽ tăng cường khả năng tái tạo tế bào mới, hỗ trợ vết mổ nhanh lành hơn. Vì thế người bệnh nên ăn nhiều cá biển, thịt gà, thịt bò, đậu hủ,...
- Thức ăn giàu vitamin C, A và kẽm: Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C, A và kẽm như cam, bưởi, kiwi, dâu tây, đu đủ, cà rốt, rau ngót, rau xanh,... sẽ giúp cho vết thương mau lành và tránh nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
1.2. Mổ ruột thừa nên kiêng ăn thực phẩm gì?
- Thức ăn dầu mỡ, nhiều chất béo: Thức ăn dầu mỡ và nhiều chất béo là cần kiêng cữ nhất trong thức thực phẩm không nên ăn sau mổ ruột thừa vì nó sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức cũng như tăng nguy cơ nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, nhóm thức ăn này còn làm tăng tình trạng đau vùng bụng, đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ biến chứng và nhiễm trùng vết mổ, khiến vết mổ lâu lành và miễn dịch kém.
- Thức ăn nhiều đường: Nhóm thực phẩm nên kiêng cử tiếp theo là đồ ăn nhiều đường vì sẽ gây ra sự kích thích đến đường ruột và làm vết thương lâu lành, song song đó là tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng vết mổ, thậm chí còn có thể tạo ra không ít độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sản phẩm làm từ sữa: Ngoại trừ sữa chua rất tốt cho sức khỏe đường ruột thì người bệnh nên hạn chế sử dụng những sản phẩm từ sữa khi vừa mới mổ ruột thừa. Nguyên nhân là do chất béo trong sữa có thể khiến cho người bệnh khó tiêu và tạo nên mảng dày ở niêm mạc ruột, tạo độc tố đường ruột làm nhiễm trùng vết mổ.
- Thực ăn cay nóng: Tương tự như các nhóm thực phẩm trên, người mới mổ ruột thừa cũng cần kiêng thức ăn cay nóng vì có thể kích thích đến hệ tiêu hóa gây sưng, viêm vết mổ.
- Thức ăn cứng như các loại hạt, trái cây sấy, bánh mì,…
- Các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá,…
2. Sau mổ ruột thừa bao lâu thì được ăn?
Mổ ruột thừa nội soi chỉ cần 3 – 5 ngày là vết thương cơ bản đã lành, và người bệnh đã có thể hoạt động, đi lại nhẹ nhàng bình thường, tránh những động tác rướn người lên cao hoặc với tay lấy đồ ở xa là được.
Lúc này người bệnh cũng có thể ăn cơm và thức ăn nhưng phải được nấu thật nhuyễn và mềm. Riêng sau 1 – 2 ngày đầu vừa mổ xong, khi hệ tiêu hóa vừa tổn thương cần ổn định lại và sức khỏe còn yếu, người bệnh chỉ được ăn thức ăn dạng nước như cháo loãng hoặc sữa.
Vậy sau khi mổ ruột thừa nội soi để có thể ăn cơm bình thường trở lại, người bệnh phải đợi từ 7 – 10 ngày cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh trở lại. Và sau khoảng 4 tuần, khi vết mổ hoàn toàn bình phục thì mới được bắt đầu hoạt động mạnh trở lại.
Lưu ý: Một ruột thừa bao lâu được chạy xe máy?
Sau mổ ruột thừa bao lâu thì đi xe máy được còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng sức khỏe của người bệnh. Đối với những người có thể trạng tốt, cơ thể khỏe mạnh thì mổ viêm ruột thừa nội soi sau 3 ngày là có thể tắm rửa, đi xe honda bình thường.
2.1. Thực đơn cho người mổ ruột thừa
Chế độ ăn uống cho người vừa mổ viêm ruột thừa phải theo từng giai đoạn hồi phục sức khỏe. Cụ thể thực đơn cho người mổ ruột thừa như sau:
- 1 – 2 ngày đầu: Chỉ được ăn thức ăn lỏng, mềm để dễ tiêu hóa như cháo loãng, soup loãng, rau củ quả hầm nhừ,…
- 2 ngày sau mổ: Nếu người bệnh không có biến chứng gì thì có thể ăn bình thường với nhiều bữa ăn, mỗi bữa một ít, ăn không quá no và chủ yếu là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu để hệ tiêu hóa không phải làm việc quá tải.
- 5 – 7 ngày sau mổ: Người bệnh đã có thể ăn cơm bình thường nhưng nên ăn các món ăn được khuyên và tránh các món ăn cần kiêng cữ như món nhiều dầu mỡ; món ăn chua, cay, nóng; các món ăn có thể gây đầy hơi; rượu bia, thức uống có cồn;...
2.2. Người mới mổ ruột thừa xong nên ăn trái cây gì?
Để giúp cho vết mổ nhanh lành và cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, người bệnh cũng nên lưu ý đến các loại hoa quả, trái cây trong thực đơn hằng ngày. Đó là các loại trái cây như:
- Trái cây giàu vitamin C: Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, cà chua, đu đủ, dưa hấu,... rất giàu hàm lượng vitamin C. Đây là nhóm chất rất tốt cho việc hỗ trợ sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật nhờ khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp vết thương nhanh lành.
- Trái cây có nhiều Beta-Caroten: Beta-Caroten khi được hấp thu vào cơ thể sẽ trở thành vitamin A với tác dụng tái tạo cũng như hình thành mô sẹo, làm liền vết mổ. Bởi thế nếu bổ sung các loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất này thì vết mổ ruột thừa sẽ nhanh lành hơn. Người bệnh có thể bổ sung Beta-Caroten từ quả chanh dây, xoài, mơ, hồng, dưa lưới, dưa hấu, quýt, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông,....
- Chuối: Sau khi mổ ruột thừa nội soi, người bệnh rất nên ăn chuối vì loại quả này cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình tuần hoàn máu nhờ chứa sắt và kali. Chuối là thực phẩm dễ hấp thu và dễ tiêu nên hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều khi người bệnh ăn chuối, đồng thời ngăn chặn được nguy cơ táo bón do tình trạng rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật. Ngoài ra, khi mổ ruột thừa, người bệnh cũng có thể thiếu máu, mà ăn chuối chín lại giúp tăng đáng kể lượng sắt tái tạo hồng cầu mới, bù cho lượng máu đã mất.
3. Những triệu chứng sau khi mổ ruột thừa
Sau phẫu thuật mổ ruột thừa, tùy theo phương pháp thực hiện là mổ hở hay mổ nội soi, sức khỏe bệnh nhân cũng như thực đơn ăn uống mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có 2 triệu chứng thường gặp ở hầu hết người bệnh là đau bụng và chướng bụng.
3.1. Đau bụng
Đau bụng sau mổ ruột thừa nội soi là tình trạng mà hầu như người bệnh nào cũng gặp phải. Đi kèm với cơn đau bụng là đau lưng nhưng không sốt, không ho, vết mổ cũng không sưng, đỏ hay chảy dịch.
- Thời gian này người bệnh cũng nên tập ngồi dậy và đi lại để thoải mái hơn và tránh được các biến chứng như liệt ruột, viêm phổi, nhưng không được hoạt động quá mạnh.
- Sau khoảng 1 – 3 tuần là người bệnh đã hoàn toàn hồi phục sức khỏe và sinh hoạt bình thường.
- Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đột ngột đau ngực dữ dội; khó thở; đau nhiều ở bụng và không thể uống nước, uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng; vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng khi sưng đau, chảy mủ; sốt cao; sưng đỏ ở bắp chân, đùi hoặc háng;.... thì người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến phòng khám để điều trị kịp thời.
- Bởi có những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng sau mổ ruột thừa chẳng hạn như viêm phúc mạc.
Viêm phúc mạc là biến chứng xảy ra khi phần ruột thừa bị vỡ khiến cho dịch và mủ tràn vào ổ bụng. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng, thường xảy ra ở bệnh nhân là người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
3.2. Chướng bụng
Một triệu chứng nữa cũng rất phổ biến ở người vừa mổ viêm ruột thừa là chướng bụng. Lý giải cho tình trạng này là vì trong quá trình phẫu thuật nội soi, khí CO2 được bơm vào ổ bụng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy chướng bụng và đau vai.
- Ngoài ra, đây cũng có thể là một tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do sau các can thiệp thủ thuật sẽ có hiện tượng giảm nhu động và sự co bóp của ruột.
- Nếu chỉ chướng bụng mà không sốt, không khó thở, không có biểu hiện gì bất thường, thỉnh thoảng có vài cơn đau bụng nhẹ và đi ngoài phân bình thường thì không có gì đáng lo lắng. Người bệnh chỉ cần dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ là được.
- Nhưng nếu người bệnh cảm thấy đau và khó chịu liên tục thành từng đợt ở vùng bụng, kèm theo đó là hiện tượng nổi quai ruột trên thành bụng; hoặc nếu sốt cao, đi ngoài phân màu đen và có máu; vết thương bị sưng, chảy dịch;.... thì cần được cấp cứu ngay.
Bởi đó có thể là các dấu hiệu của những biến chứng như viêm phúc mạc, hội chứng tắc ruột, dính ruột, áp xe viêm tấy thành bụng, áp xe túi cùng douglas,... rất nguy hiểm cho sức khỏe và đe dọa tính mạng.
4. Phòng khám nội soi Endoli
Phòng khám Endoli là đơn vị chuyên khoa tiêu hóa, nội soi dạ dày, hô hấp và cơ xương khớp với đội ngũ y bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trực tiếp tại bệnh viện Chợ Rẫy. Với kinh nghiệm hơn 10 năm xây dựng Endoli, chúng tôi trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân.
Đặc biệt, Endoli đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y khoa hiện đại như: Máy nội soi, máy chụp CT, máy chụp MRI,... hỗ trợ quá trình thăm khám được diễn ra an toàn, thuận lợi và chính xác. Giúp các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Endoli không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ Chuyên gia Y Tế, bác sĩ giỏi tại bệnh viện Chợ Rẫy, mà còn có quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, rõ ràng, chi phí hợp lý để giúp người bệnh an tâm, vững vàng điều trị, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
Để có thể thăm khám các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp hoặc cơ xương khớp bạn có thể đến trực tiếp phòng khám Endoli hoặc đặt lịch qua tổng đài 0932.244.158 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
4.1 Các dịch vụ phòng khám ENDOLI
- Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, tầm soát ung thư, cắt polyp, thắt trĩ, thắt tĩnh mạch thực quản, gắp dị vật,....
- Khám các bệnh tiêu hóa: Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, IBS, hội chứng ruột khích thích, viêm loét đại tràng,....
- Khám các bệnh hô hấp: Ho, khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản,....
- Khám các bệnh cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp,...
- Khám các bệnh nhi – Bs Trương Thị Hồng: Ho khò khè, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản,…
4.2 Cam kết dịch vụ
- Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
- Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
- Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
- Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
- Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.
Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch: 0932.244.158. Phòng khám Endoli luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe.
>> Xem thêm: Nội soi dạ dày có đau không
PHÒNG KHÁM ENDOLI – NỘI SOI TIÊU HÓA
- Địa chỉ 1: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP.HCM
- Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP.Sóc Trăng
- Email: tuvanbinhphuong@gmail.com
- Website: phongkhamendoli.com
- SĐT: 0932244158 (Bs: Bình Phương)