Tin Mới
Friday, 29/03/2024 |

Bệnh khàn tiếng

5.0/5 (1 votes)
- 26

Khàn tiếng hay khàn giọng là tình trạng giọng nói bị thay đổi, thường xuất hiện kèm với những cơn đau, rát hoặc ngứa họng. Tuy đây không phải là căn bệnh đáng lo ngại nhưng lại gây khó chịu và bất tiện mỗi khi giao tiếp. Bệnh này thường có nguyên nhân bắt nguồn từ những vấn đề xảy ra ở dây thanh âm hoặc từ viêm thanh quản. Nếu bệnh kéo dài từ 2 – 3 tuần thì người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

 

Trong bài viết hôm nay, mời bạn đọc cùng Phòng khám Endoli tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh Khàn tiếng nhé!

1. Đặc điểm bệnh khàn tiếng

Bệnh khàn tiếng thường đi đôi với những cơn đau, khô và ngứa rát họng gây khó chịu cũng như thiếu tự tin mỗi khi giao tiếp. Tuy nhiên, bệnh sẽ có thể tự hết trong vài ngày. Nếu trường hợp bệnh kéo dài từ 2 – 3 tuần không rõ nguyên nhân và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, tránh tình trạng tổn thương sâu hơn đến dây thanh quản, hoặc dẫn tới ung thư thanh quản.  

Khàn tiếng là tình trạng phổ biến và ước tính có đến 1/3 dân số trên thế giới từng mắc phải ít nhất 1 lần trong đời. Không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có thể bị khàn tiếng. Và bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn ở những đối tượng cần sử dụng giọng nói thường xuyên, với tần suất dày đặc hoặc âm lượng lớn như ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên, nhân viên tổng đài tư vấn,.... 

Bên cạnh đó là những người mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, cảm cúm,... Ngoài ra, khản tiếng cũng có thể được xem là một dạng rối loạn chức năng và dây thanh quản không hề bị tổn thương.

1.1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh khàn tiếng

Hãy cùng, Phòng Khám Endoli tìm hiệu các dấu hiệu nhận biết bệnh khàn tiếng thường gặp hiện nay. Như tên gọi, bệnh khàn tiếng xuất hiện với dấu hiệu nhận biết là tình trạng giọng nói khàn, thều thào, yếu hơi, nghe trần và nhỏ, không còn trong và mượt. Một số trường hợp còn rất khó để có thể nói ra tiếng. Bệnh sẽ đi kèm với những triệu chứng viêm, đau rát cổ họng, sưng và phù nề họng, cảm cúm, ho lâu ngày,... 

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh khàn tiếng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khàn tiếng, trong số đó là những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Nói nhiều với âm lượng lớn: Nếu nói quá lâu với âm lượng lớn như hát nhiều, la hét khi cổ vũ, nói chuyện với âm vực cao hơn trạng thái bình thường sẽ rất dễ bị khàn giọng.
  • Hít phải các chất độc hại: Hít phải các chất độc hại thường khiến cho người bệnh khó thở, buồn nôn và giọng nói bị khàn đi.
  • Viêm thanh quản: Cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra tình trạng viêm họng với dây thanh âm bị sung huyết và phù nề dẫn tới khản tiếng. 
  • Cảm cúm, viêm họng, ho, viêm xoang: Những căn bệnh này thường kéo theo tình trạng khàn giọng nhưng sẽ nhanh chóng biến mất ngay sau khi hết bệnh. 
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá luôn được cảnh báo là có thể dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư thanh quản với triệu chứng khàn tiếng.
  • Uống bia, rượu và các chất có nhiều caffeine: Uống bia, rượu và các chất có nhiều caffeine thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng. 
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi sẽ có dây thanh quản bị thoái hóa cấu trúc và giảm khả năng đàn hồi cũng như rung động khiến cho tiếng nói trở nên khàn hơn. 
  • Căng cơ: Tình trạng căng cơ quá mức bên trong và xung quanh thanh quản sẽ làm giảm khả năng hoạt động cũng như cơ chế khép mở, từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở và rối loạn giọng nói. 
  • Liệt dây thanh: Khàn tiếng do liệt dây thanh xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chấn thương dây thanh, ung thư tuyến giáp và vùng trung thất, bệnh Parkinson, đột quỵ,....
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khàn giọng rất hay gặp phải ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, được lý giải do axit từ dạ dày trào lên cổ họng quá mức gây trào ngược họng thanh quản.
  • Polyp và u nang: Các u nang và polyp lành tính xuất hiện trên dây thanh quản cũng có thể làm cho giọng nói của bệnh nhân bị khàn đi.
  • Ung thư thanh quản: Nếu khàn giọng kéo dài trên 3 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể là triệu chứng cảnh báo căn bệnh ung thư thanh quản.
  • Bệnh u nhú đường hô hấp (RRP/laryngeal papillomatosis): Các khối u nhú không phải ung thư trên đường lành tính thường gây ra chứng khàn tiếng và rất dễ tái phát. 
  • Nam giới dậy thì: Nam giới trong độ tuổi dậy thì thường bị đổi giọng và khàn tiếng.


2. Bệnh khàn tiếng có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy khàn tiếng không phải là căn bệnh nguy hiểm và thường xảy ra với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, thì đó là dấu hiệu đáng báo động cho những căn bệnh tương đối nguy hiểm về đường hô hấp cũng như thanh quản, và bạn cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. 

 

Bởi các bác sĩ cảnh báo, khàn tiếng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp mà nghiêm trọng hơn là ung thư phổi, ung thư vùng cổ ngực,...

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, ung thư thanh quản hình thành trên dây thanh quản và sẽ gây ra tình trạng đổi giọng, khàn tiếng ngay từ giai đoạn đầu, đồng thời cũng làm xuất hiện thêm các triệu chứng như khó nuốt, khó thở. Còn đối với những căn bệnh khác không bắt đầu ở thanh quản thì tình trạng khàn giọng sẽ xuất hiện ở thời kỳ muộn hơn, khi mà các khối u đã lây sang dây thanh quản.

Điểm chung của những căn bệnh nguy hiểm này là diễn biến âm thầm và không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, nên người bệnh cần tầm soát ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe. Nhất là khi cơ thể đã mắc phải triệu chứng khàn tiếng trong suốt 2 – 3 tuần dù có điều trị mà vẫn không hết hẳn thì bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện để thăm khám, nhằm phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn.

3. Cách chữa bệnh khàn tiếng

Như đã thông tin, bệnh khàn tiếng có thể tự khỏi trong khoảng 2 tuần và chỉ thật sự cần thăm khám, điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa bệnh tại mũi họng nếu kéo dài quá 2 – 3 tuần mà không hề thuyên giảm. Cách chữa khàn tiếng sẽ được quyết định dựa trên tình trạng của từng người bệnh, cụ thể như sau:

 

3.1. Điều trị tại chỗ thanh quản

  • Xông hơi với tinh dầu và thuốc để làm sạch vùng cổ họng.
  • Sử dụng khí dung để điều trị, bằng cách dùng ống khí dung đi qua đường mũi hoặc miệng cho bệnh nhân hít sâu và dài để khí thuốc đi vào trong thanh quản. 
  • Chấm thuốc: Tiến hành nội soi thanh quản, dùng que bông nhỏ chứa dung dịch thuốc chấm vào trên mặt dây thanh quản.
  • Bơm thuốc: Sử dụng kim tiêm bơm thuốc trực tiếp lên mặt dây thanh.

3.2. Uống thuốc điều trị 

  • Uống thuốc kháng sinh diệt virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng thanh quản, cổ họng để điều trị khàn tiếng. 
  • Dùng thuốc giảm viêm và sung huyết, phù nề. 
  • Bổ sung vitamin B và vitamin C để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

3.3. Phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân gây khàn tiếng ở dây thanh quản

  • Loại bỏ tổn thương, giả mạc
  • Cắt bỏ khối u
  • Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dây thanh quản

4. Cách phòng tránh bệnh khàn tiếng

Để có thể bảo vệ dây thanh âm và phòng tránh bệnh khàn tiếng, bạn có thể điều chỉnh các thói quen hằng ngày bằng những việc làm sau:

 

  • Uống nhiều nước lọc để giữ ấm cổ họng và tránh tình trạng khô miệng, khô rát họng. 
  • Tránh những thức uống có thể làm mất nước cơ thể như rượu, bia, cafe, đồ uống có cồn và nhiều caffeine.
  • Không hút thuốc hoặc hít thuốc lá thụ động vì khói thuốc sẽ kích ứng dây thanh quản dẫn tới khô họng và khản tiếng. 
  • Giữ ẩm không khí trong nhà.
  • Hạn chế nói nhiều, nói to, với những người phải sử dụng giọng nói thường xuyên thì có thể thực hiện các phương pháp giao tiếp hiệu quả khác mà không cần phải nói quá nhiều.
  • Vệ sinh sạch sẽ cổ họng và làm ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
  • Không thường xuyên hắng cổ họng thành thói quen.
  • Ngăn chặn các tác nhân trong môi trường có thể gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi,...
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc xịt làm khô và kích thích mũi dưới sự cho phép của bác sĩ.
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả để bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Phòng khám Endoli

Phòng khám ENDOLI Chuyên Khoa Nội Soi Tiêu Hóa, Khoa Thần Kinh và Khám Nhi với đội ngũ BS chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Quý khách có thể liên hệ: 0932244129 để được BS Phương tư vấn miễn phí. Hoặc liên hệ: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TPHCM.

Đến nay, trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, phòng khám ENDOLI đã trở thành thương hiệu quen thuộc và là địa chỉ y tế đáng tin cậy của hàng triệu bệnh nhân.

5.1. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại phòng khám ENDOLI

  • Nội soi tiêu hóa: Dạ dày, đại tràng, cắt polyp,... tầm soát ung thư
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hô Hấp
  • Khoa Thần Kinh
  • Khoa Tai Mũi Họng

5.2. Giá trị cốt lõi

Phòng Khám ENDOLI đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

  • Lấy khách hàng làm trung tâm.
  • Đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn cao và tận tụy với người bệnh.
  • Tập thể nhân viên Thân thiện, Tôn trọng và Hết lòng vì người bệnh.
  • Chất lượng khám chữa bệnh tuân thủ theo Tiêu chuẩn Quốc Tế.
  • Trang thiết bị tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, chữa trị và chăm sóc sức khỏe của khách hàng.
  • Hướng tới chất lượng dịch vụ cao nhất và quy trình khám chữa bệnh tốt nhất.

5.3. Cam kết khách hàng

  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.

>> Các bạn xem thêm tầm soát ung thư đại tràng

PHÒNG KHÁM NỘI SOI ENDOLI

  • Địa chỉ 1: 93 Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP.HCM
  • Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP. Sóc Trăng
  • Email: tuvanbinhphuong@gmail.com 
  • Website: phongkhamendoli.com
  • SĐT: 0932.244.158  – Bs: Bình Phương
Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Bệnh khàn tiếng" . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.