Tin Mới
Tuesday, 15/10/2024 |

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loát dạ dày - Endoli

0/5 (0 votes)

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý về tiêu hóa phổ biến và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu viêm loét dạ dày là điều vô cùng quan trọng. Ngay sau đây, Phòng khám Endoli sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Phòng khám Endoli là một trong những địa chỉ chuẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe uy tín cho rất nhiều bệnh nhân. Đặc biệt trong lĩnh vực nội soi dạ dày, khám các bệnh về tiêu hóa và tầm soát ung thư tiêu hóa. Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé! Hotline: 093.2244.158 (BS. Bình Phương).

1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết viêm loét dạ dày, những dấu hiệu này có thể  thay đổi tùy theo mức độ và tình trạng nặng nhẹ của người bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết bệnh mà bạn cần lưu ý:

+/ Đau hoặc nóng rát vùng thượng vị (phía trên rốn):

Đây là triệu chứng thường gặp nhất, cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ và thường xuất hiện sau bữa ăn 1 – 2 giờ hoặc khi bụng đói.

+/ Đầy bụng, khó tiêu:

Người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, căng tức hoặc khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn.

+/ Buồn nôn và nôn:

Buồn nôn thường xuyên là dấu hiệu của viêm loét dạ dày, đặc biệt là sau bữa ăn. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có thể nôn ra máu hoặc dịch nôn có màu giống cà phê do xuất huyết từ vết loét.

+/ Ợ hơi, ợ chua:

Triệu chứng ợ hơi hoặc ợ chua xảy ra do acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở cổ họng hoặc ngực.

+/ Giảm cân không rõ nguyên nhân:

Người bị viêm loét dạ dày thường mất cảm giác thèm ăn hoặc đau khi ăn, chính điều đó làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng giảm cân.

+/ Phân đen hoặc có máu:

Đây được xem là một dấu hiệu nghiêm trọng của xuất huyết dạ dày, trường hợp này cần được điều trị ngay lập tức. 

+/ Cảm giác mệt mỏi:

Mất máu và ăn không ngon sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu sức và khó chịu.

*** Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Bạn cần phải thăm khám ngay khi phát hiện những triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội và kéo dài.
  • Nôn ra máu hoặc chất nôn giống cà phê.
  • Phân đen hoặc có máu.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, cảm giác yếu mệt kéo dài.

Việc nhận biết được những dấu hiệu này sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

2. Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như phát hiện sớm và người bệnh hợp tác cũng như thực hiện đúng các chỉ định y khoa trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng như sau:

+/ Xuất huyết dạ dày:

  • Viêm loét có thể làm tổn thương các mạch máu trong dạ dày, từ đó gây xuất huyết.
  • Xuất huyết nặng có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

+/ Thủng dạ dày:

  • Nếu vết loét ăn sâu qua thành dạ dày, nó có thể gây thủng dạ dày, khiến dịch dạ dày và thức ăn tràn ra ngoài, gây viêm phúc mạc – một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng cần được phẫu thuật khẩn cấp.

+/ Hẹp môn vị:

  • Khi vết loét lành hoặc bị viêm liên tục, mô sẹo có thể hình thành, làm hẹp đường thoát của dạ dày vào ruột non (môn vị), gây ra triệu chứng nôn mửa, chướng bụng và giảm cân do thức ăn không được tiêu hóa.

+/ Tăng nguy cơ ung thư dạ dày:

  • Mặc dù viêm loét dạ dày không trực tiếp gây ra ung thư, nhưng nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (một trong những nguyên nhân chính của viêm loét) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày nếu không được điều trị sớm.

Chính vì thế, nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghi ngờ viêm loét dạ dày thì nên thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng kể trên.

3. Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cho phương pháp điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng Phòng khám Endoli tìm hiểu ngay bạn nhé!

3.1 Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, trong đó chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và việc sử dụng lâu dài các loại thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs). Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

+/ Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori):

  • Loại vi khuẩn này sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, chúng có thể phá vỡ lớp nhầy, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng viêm và loét.
  • H. pylori lây truyền qua nước, thực phẩm hay tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nôn của người nhiễm bệnh.

+/ Sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs):

  • Các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, và naproxen có thể làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Việc sử dụng NSAIDs thường xuyên làm giảm khả năng sản xuất chất nhầy và bicarbonate, hai yếu tố quan trọng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid.

+/ Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích:

  • Thuốc lá làm tăng sản xuất acid dạ dày và giảm lưu lượng máu đến dạ dày, làm chậm quá trình chữa lành vết loét. Người hút thuốc cũng có nguy cơ tái phát viêm loét cao hơn.
  • Rượu bia có thể gây kích ứng và phá hủy niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Việc uống quá nhiều bia rượu cũng làm tăng nguy cơ loét và gây xuất huyết dạ dày.

+/ Căng thẳng và Stress:

  • Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày, nhưng việc căng thẳng quá mức có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng và làm chậm quá trình chữa lành vết loét.
  • Căng thẳng kéo dài còn có thể dẫn đến tăng sản xuất acid dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương hơn.

+/ Chế độ ăn uống không lành mạnh:

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có acid, caffein, nước ngọt có ga… có thể kích thích dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của viêm loét dạ dày.
  • Ăn uống không đều đặn hoặc bỏ bữa cũng có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày, tạo điều kiện cho viêm loét phát triển.

+/ Yếu tố di truyền:

  • Nếu trong gia đình có người thân bị viêm loét dạ dày, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể cao hơn do yếu tố di truyền.

+/ Các bệnh lý liên quan:

  • Một số bệnh lý như hội chứng Zollinger-Ellison, làm tăng sản xuất acid dạ dày và có thể dẫn đến viêm loét.

Viêm loét dạ dày thường do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm nhiễm vi khuẩn, sử dụng thuốc, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Việc phát hiện và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là bước quan trọng để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

3.2 Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, các phương pháp có thể độc lập, hoặc được kết hợp với nhau nhằm tăng tính hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến cho viêm loét dạ dày:

+/ Sử dụng thuốc: đây được xem là phương pháp điều trị chính cho viêm loét dạ dày, giúp kiểm soát các triệu chứng, chữa lành vết loét và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc chẹn H2
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thuốc trung hòa acid (antacid)

+/ Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống:

  • Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

+/ Giảm căng thẳng:

Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, ngồi thiền hoặc áp dụng các phương pháp thư giãn, nghỉ ngơi, sẽ rất hữu ích trong việc điều trị bệnh đấy.

+/ Theo dõi và ngừng sử dụng thuốc gây kích ứng dạ dày:

  • Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân ngừng sử dụng các loại thuốc kích ứng dạ dày, và thay thế bằng loại thuốc ít gây hại hơn.
  • Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nếu việc ngừng sử dụng NSAIDs là không thể.

+/ Can thiệp phẫu thuật

  • Đối với những trường hợp có biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, phẫu thuật thường là phương pháp được chỉ định.
  • Phương pháp này bao gồm khâu vết loét, cắt bỏ phần dạ dày bị loét, hoặc cắt dây thần kinh phế vị (vagotomy) để giảm tiết acid.

+/ Điều trị bổ sung và phòng ngừa tái phát

  • Người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe dạ dày và khám định kỳ thông qua nội soi hoặc xét nghiệm để đảm bảo vết loét đã lành và không có biến chứng.
  • Người bệnh có thể được chỉ định tiếp tục sử dụng thuốc PPI hoặc các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc, điều chỉnh lối sống và theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh, điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

3.3 Những lưu ý về chế độ ăn khi bị viêm loét dạ dày 

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm loét dạ dày, giúp kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ chữa lành vết loét và ngăn ngừa tái phát. Phòng khám Endoli xin chia sẻ đến bạn một số lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày:

  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa.
  • Tránh các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày như thức ăn cay nóng, thức ăn có acid, nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, đồ uống có cồn và caffein…
  • Ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và lành mạnh như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, thịt nạc, trứng, sữa, trái cây và các loại rau củ mềm, nấu chín như cà rốt, bí đỏ, khoai lang giúp hỗ trợ tiêu hóa và lành vết loét. 
  • Uống đủ nước nhưng tránh uống nhiều nước trong bữa ăn.
  • Tránh ăn uống trước khi đi ngủ.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng và duy trì lối sống lành mạnh.
  • Không hút thuốc lá.
  • Ăn chậm và nhai kỹ.

Người bị viêm loét dạ dày cần tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tránh những thực phẩm gây kích ứng để tạo điều kiện cho dạ dày mau chóng phục hồi. Đồng thời điều chỉnh lối sống và ăn uống đúng cách để giúp kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

4. Phòng Khám Nội Soi Tiêu Hóa Endoli

Được xây dựng đã hơn 10 năm, Phòng khám Endoli đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc chuẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho rất nhiều bệnh nhân. Đặc biệt trong lĩnh vực nội soi dạ dày, khám các bệnh về tiêu hóa và tầm soát ung thư tiêu hóa.

Không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giỏi trong chuyên khoa Tiêu hóa tại bệnh viện Chợ Rẫy, Endoli còn có quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, rõ ràng, chi phí cụ thể, hợp lý để giúp người bệnh an tâm, vững vàng điều trị và phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất.

4.1 Các dịch vụ tại phòng khám Endoli

Phòng khám Endoli cung cấp các dịch vụ y khoa như sau:

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, tầm soát ung thư tiêu hóa, cắt polyp, thắt trĩ, thắt tĩnh mạch thực quản, gắp dị vật....
  • Khám các bệnh tiêu hóa: ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, IBS, hội chứng ruột khích thích, viêm loét đại tràng....
  • Khám các bệnh hô hấp: Ho, khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản....
  • Khám các bệnh cơ xương khớp: thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp...
  • Khám các bệnh nhi - Bác Sỹ Trương Thị Hồng: Ho khò khè, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản.

4.2 Cam kết dịch vụ tại Endoli

Người bệnh và thân nhân có thể hoàn toàn yên tâm bởi Endoli luôn cam kết:

  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao.
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức, về chăm sóc sức khỏe cụ thể.
  • Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc gọi tổng đài đặt lịch trước: 093.2244.158. Endoli luôn luôn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

PHÒNG KHÁM ENDOLI - NỘI SOI TIÊU HÓA

  • Địa chỉ 1: 93 Tần Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, TP.HCM.
  • Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, phường 2, TP. Sóc Trăng.
  • Địa chỉ 3: 276/5 QL1A, Tổ 12, ấp Long Bình, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
  • Email: tuvanbinhphuong@gmail.com 
  • Website: www.phongkhamendoli.com
  • SDT: 093.2244.158 (Bs: Bình Phương)
Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Dấu hiệu viêm loét dạ dày " . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.

TIN TỨC LIÊN QUAN